Tác giả: Ketty
Biên dịch và bản địa hoá: Quách Đồng Thắng
Module này được thiết kế để hướng dẫn bản cách sử dụng các công cụ QGIS để tạo một layer mới trong QGIS. Bạn sẽ học các khái niệm như số hoá (digitizing) và đăng ký toạ độ (georeferencing)
Hãy bắt đầu bằng một ví dụ: Hãy tưởng tượng cơ quan của bạn đang lên kế hoạch xây dựng các bệnh viện mới tại một tỉnh nào đó. Họ có thể muốn tiến hành một đánh giá tác động môi trường của dự án quy hoạch cơ sở hạ tầng. Đánh giá này có thể bao gồm tiến hành các nghiên cứu dựa trên các dữ liệu sẵn có. Như bạn có thể tưởng tượng, có rất nhiều dữ liệu địa lý có sẵn ở nhiều định dạng khác nhau, không thể tích hợp ngay với các dữ liệu GIS khác. Một số dữ liệu này có thể là các bản đồ cũ, ảnh vệ tinh độ phân giải cao hoặc ảnh viễn thám thường được dùng cho việc tạo các bản đồ số như Google Maps hoặc OpenStreetMap. Tạo và chỉnh sửa là cách tốt cho việc cập nhật các thay đổi cho các layer hoặc database. Một cách để tạo mới dữ liệu trong GIS là số hoá. Các cách khác bao gồm đăng ký ảnh (georeference), quét ảnh và vector hoá, cắt (clipping), chọn và lưu dữ liệu. Điều quan trọng cần nhớ là dữ liệu được tạo ra phụ thuộc vào tính duy nhất của nguồn ban đầu. Ví dụ, hình sau thể hiện mỗi image sẽ tạo ra một tập dữ liệu duy nhất.
Hình 7.1: Anh viễn thám của các đường bờ biển khác nhau. A. Interferometric Synthetic Aperture Radar (IFSAR), sử dụng microwave thu thập dữ liệu để tạo bản đồ, B. Dữ liệu LiDAR đo cao và đo sâu (cao độ được thể hiện bằng màu sắc), C. Ảnh đa phổ (thêm các kênh phổ ngoài phổ khả kiến) và D. Ảnh kỹ thuật số (kênh phổ khả kiến).
Số hoá trong GIS là một quá trình “theo vết - tracing”, một cách chính xác về mặt địa lý, thông tin từ các phương tiện/ bản đồ. Quy trình số hoá dựa trên sự phối hợp giữa các điểm trên ảnh quét với các điểm trên dữ liệu tham chiếu địa lý. Bằng cách “kết nối” các điểm trên ảnh quét với các điểm ở cùng vị trí trên dữ liệu tham chiếu địa lý, bạn sẽ tạo một phép chuyển đổi để chuyển vị trí của toàn bộ bản đồ quét sang vị trí địa lý chính xác.
Hình 7.2: Các toà nhà được số hoá (theo vết) trên một ảnh hàng không
Mặt khác, đăng ký ảnh là một quá trình chụp một ảnh số, có thể là ảnh hàng không, bản đồ quét hoặc ảnh của bản đồ địa hình, và thêm thông tin địa lý vào ảnh để GIS và các phần mềm bản đồ có thể ‘đặt’ hình ảnh ở vị trí thích hợp trong thế giới thực.
QGIS cho phép bạn tạo layer mới ở nhiều định dạng khác nhau. Nó cung cấp các công cụ để tạo GeoPackage, Shapefile, SpatiaLite, GPX và Temporary Scratch layer (memory layer). Công cụ Editing cho phép bạn thêm, xoá và chỉnh sửa các đối tượng trong dữ liệu vector. Bước đầu tiên là bật chế độ edit cho dữ liệu. Chọn layer trong Layers Panel và chọn Layer | Toggle Editing. Ngoài ra, bạn có thể kích chuột phải trên layer trong Layers Panel và chọn Toggle Editing từ menu ngữ cảnh. Nhiều layer có thể được chỉnh sửa cùng lúc. Layer hiện đang được chỉnh sửa là layer được chọn trong Layers Panel. Khi bật chế độ chỉnh sửa, Digitizing Toolbar có thể được dùng để thêm, xoá và chỉnh sửa các đối tượng. |
Số hoá, như bạn có thể đoán, là nghệ thuật (hoặc khoa học) để tạo dữ liệu vector số hoá từ nguồn khác, như ảnh raster. Đề bắt đầu số hoá, đầu tiên chúng ta phải bật chế độ chỉnh sửa. Các phần mềm GIS thường yêu cầu chế độ chỉnh sửa riêng để ngăn người dùng vô tình chỉnh sửa hoặc xoá các dữ liệu quan trọng. Chế độ chỉnh sửa được bật hoặc tắt riêng cho từng layer.
Hình 7.3: Giao diện New GeoPackage Layer
Chọn CRS sử dụng nút
Thêm các trường dữ liệu cho layer:
Hình 7.4: Giao diện New shapefile layer
Xác định CRS sử dụng nút , bạn có thể chọn WGS 84 để phù hợp tốt cho các dự án bản đồ web toàn thế giới.
Hướng dẫn này sẽ chỉ cách tạo một shapefile mới sử dụng dữ liệu phụ trợ như ảnh vệ tinh của Google. Trong thực tế, dữ liệu chính xác sẽ có sẵn. Đây sẽ là dữ liệu định tính chính xác về các đối tượng có tính topology. Điều quan trọng là phải biết trước đối tượng bạn muốn tạo là gì, chẳng hạn như point, line hay polygon layer. Khi tạo layer, chúng ta phải định nghĩa kiểu dữ liệu mà nó sẽ chứa. Mục đích của hướng dẫn này là tạo một kiểu dữ liệu có thể dễ dàng thao tác, phân tích và lưu trữ sử dụng một hệ GIS, nên cần tạo dữ liệu vector. Chúng ta sẽ tạo các đối tượng polygon như là một ví dụ;
Hình 7.5: Giao diện New GeoPackage
Đến đây, chúng ta phải quyết định loại layer cần tạo. Hãy nhớ là layer có thể chứa các đối tượng dạng point, line hoặc polygon - không bao giờ là hỗn hợp của các kiểu dữ liệu này. Khi tạo layer, chúng ta phải định nghĩa kiểu dữ liệu mà nó sẽ chứa.
Bởi vì polygon được tạo ra từ point và line, hãy tạo polygon. Khi bạn thành thạo điều này, việc tạo point hoặc line layer sẽ trở nên dễ dàng!
Trong giao diện New GeoPakage, chọn tên file, file encoding, geometry type, CRS và các trưỜng dữ liệu. Điều này yêu cầu một mô hình dữ liệu được thiết kế trước để có thể nắm nắt tất cả thông tin của đối tượng cần tạo.
Hình 7.6.1: QGIS canvas sau khi thêm ESRI World Imagery layer
Hình 7.6.2: Phóng to ESRI World Imagery layer
Hình 7.7: Digitizing tools
Các chức năng trên Digitizing Toolbar :
Chúng ta muốn thêm một đối tượng mới.
Hình 7.8.1: Số hoá một đối tượng mới.
Hình 7.8.2: Nhập thuộc tính
Hình 7.8.3: Đối tượng mới được tạo.
Nếu bạn mắc lỗi khi số hoá một đối tượng, bạn luôn có thể chỉnh sửa sau. Chỉ cần kết thúc số hoá đối tượng và làm theo các bước sau:
Move feature(s) tools | Di chuyển toàn bộ đối tượng | |
Node tools | Chỉ di chuyển node mà bạn có thể đã số hoá lỗi. | |
Delete selected | Xoá các đối tượng được chọn để vẽ lại | |
Vàp Edit ‣ Undo hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+Z | Undo |
Để đăng ký toạ độ cho bản đồ;
Hình 7.9: Bản đồ trong Georeferencer canvas
Tiếp theo bạn sẽ định nghĩa các thiết lập chuyển đổi để đăng ký toạ độ cho bản đồ:
Hình 7.10: Các tham số chuyển đổi
Khi chọn các tham số chuyển đổi, những điều cần xem xét là:
Bậc của phương trình chuyển đổi | Số lượng GCP tối thiểu |
---|---|
1 | 3 |
2 | 6 |
3 | 10 |
4 | 15 |
5 | 21 |
6 | 28 |
7 | 36 |
Để cho an toàn, luôn có nhiều hơn ít nhất 1 điểm so với yêu cầu tối thiểu để dự phòng.
Hình 7.11.1: Chọn các điểm khống chế - GCP
Hình 7.11.2: Nhập các cặp toạ độ
Toạ độ của điểm GCP đầu tiên cho việc đăng ký ảnh đã sẵn sàng như hình sau:
Hình 7.12: Toạ độ điểm GCP đầu tiên cho việc đăng ký ảnh
Thu nhỏ bản đồ và di chuyển về bên phải cho đến khi thấy dấu thập khác, và ước tính xem bạn đã di chuyển bao nhiêu km. Cố gắng chọn các GCP càng xa nhau càng tốt. Số hoá ít nhất 3 điểm GCP nữa như cách đã làm cho GCP đầu tiên. Mẹo: Đảm bảo rằng các GCP phân bố tương đối d0o62ng đều trên bản đồ, ví dụ tại 04 góc của bản đồ hoặc có khoảng cách bằng nhau. Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất của thuật toán chuyển đổi, có thể dẫn đến tỉ lệ lỗi cao hơn.
Với 03 điểm GCP được số hoá, bạn có thể sẽ thấy lỗi georeference bằng một đường màu đỏ tại các điểm. Lỗi tính bằng pixel cũng có thể thấy trong GCP table với cột dX[pixels] và dY[pixels]. Các giá trị này không nên cao hơn một ngưỡng đã thiết lập, trong trường hợp cao hơn, bạn nên xem lại các điểm đã được số hoá và các toạ độ đã nhập để tìm hiểu vấn đề là gì. Bạn có thể sử dụng bản đồ bên trên để tham khảo.
Hình 7.13: Các GCP được thêm vào
Hình 7.14: Bản đồ đã được đăng ký toạ độ được tải trong QGIS
Chú ý: Để kiểm tra dữ liệu của bạn có được đăng ký toạ độ chính xác không, bạn có thể mở bản đồ địa hình. Bản đồ của bạn và hình ảnh sẽ khá khớp nhau. Chọn độ trong suốt transparency là 75% để so sánh với ảnh hàng không.
a. Quá trình chuyển đổi dữ liệu địa lý từ hình ảnh được quét hoặc hình ảnh kỹ thuật số thành dữ liệu vectơ bằng cách theo vết (tracing) các đối tượng.
b. Mô tả sự chuyển đổi thuần tuý giữa từ tương tự (analog) sang kỹ thuật số của các dữ liệu và tài liệu hiện có.
c. Quá trình mà theo đó toạ độ từ một bản đồ, hình ảnh, hoặc các nguồn dữ liệu khác được chuyển đổi thành định dạng số trong một hệ GIS.
d. Đề cập đến việc tạo ra một biểu diễn kỹ thuật số của các đối tượng hoặc thuộc tính vật lý.
a. Các điểm GPS
b. Bản đồ địa hình
c. Ảnh vệ tinh
d. Đồ thị và bảng biểu
a. Độ phân giải của dữ liệu (Không gian, Thời gian, Phổ)
b. Ánh sáng
c. Vị trí của đối tượng
d. Loại đối tượng
a. Chọn các nguồn dữ liệu chính xác
b. Đặt các mục tiêu chất lượng dữ liệu
c. Xem lại dữ liệu và chỉnh sửa lại hoặc hoàn nguyên các chỉnh sửa
a. Cho phép nắm bắt thông tin toàn diện về đối tượng
b. Tự động hoá xử lý
c. Nắm bắt các lỗi số hoá